TRƯỜNG THCS CỰ KHÊ
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12-2023
Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!
Thưa các bạn!
Tổ Quốc Việt Nam chúng ta với một dải đất hình chữ S –có hơn 3000 km là bờ biển, ngoài khơi xa có biết bao quần đảo, đảo nổi, đảo chìm … với những quần đảo đó có ý nghĩa như thế nào với chúng mình ? và một phần đất mẹ Việt Nam ngoài khơi xa kia vẫn chưa yên. Hoàng Sa và Trường Sa có thực sự xa không trong lòng mỗi người dân nước Việt? Vị trí 2 quần đảo đó có ý nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng, chính trị và kinh tế, …? Hôm nay, chúng tôi và các bạn cùng tìm hiểu về biển, đảo của Tổ quốc mình qua lời kể của người đã được sống, làm việc tại những quần đảo thân thương nhé.
Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa. Của tác giả, nhà văn trẻ Nguyễn Xuân Thủy, Anh có 15 năm công tác sống trong quân ngũ, 2 năm tại trường sa, cuốn sách được thiếu úy Nguyễn Xuân Thủy viết dành tặng các đọc giả nhỏ tuổi trong cả nước, tác phẩm được trao giải vàng sách hay năm 2012. Sách được xuất bản tháng 5 năm 2011, nhưng theo yêu cầu của bạn đọc cuốn sách được tái bản nhiều lần - Đến năm 2021 được in lần thứ 12 NXB Kim Đồng phát hành - gồm 90 trang. Với hình ảnh trang bìa là ngọn đèn hải đăng đứng sừng sững giữa trời, hòa quyện vào màu xanh của biển với những cột sóng trắng xóa và những cánh chim hải âu đang chao lượn. Khổ sách 14,5 x 20,5 cm. Môn loại: ĐV 13.
- Các em ạ! Quần đảo trường sa, vùng biển- đảo xa nơi tuyến đầu Tổ Quốc, không chỉ là xứ sở sóng gió mà còn luôn chứa đựng những điều bí ẩn không phải ai cũng có cơ hội được thưởng ngoạn, khám phá - Chỉ gần 100 trang sách với 6 phần và 65 câu chuyện trong cuốn sách nhà văn trẻ- chú bộ đội Nguyễn Xuân Thủy đã dẫn chúng ta đến được Trường Sa - Miền biển đảo thân yêu của đất mẹ Việt Nam và bạn sẽ thấy vùng biển đảo đó thật lắm thứ kỳ diệu và vô vàn điều thú vị:
Ngoài lời giới thiệu tại trang 5, chúng ta lần lượt gặp:
- Phần 1 : Ra đảo ( Từ trang 6 đến trang 19)
- Phần 2: Mùa biển lặng ( Từ trang 20 đến trang 40)
- Phần 3: Mùa biển động( Từ trang 41 đến trang 51)
- Phần 4: Kì thú biển trời trường sa ( Từ trang 52 đến trang 62)
- Phần 5: Thám hiểm đáy biển Trường Sa( Từ trang 63 đến trang 79)
- Phần 6: Những người giữ đảo( Từ trang 80 đến trang 90)
Mở đầu cuốn sách là " Ra đảo" Những chuyện ấy có lẽ cũng không xa lạ với một số bạn đã được đi tàu thủy? Nhưng chuyến tàu ra trường sa này lạ lắm , trên đường đi để thám hiểm Trường sa các bạn sẽ được gặp" Bến cảng- Tàu- Các chú thủy thủ- Ngủ trên tàu- Ăn trên tàu”. Các bạn cũng có thể được gặp các chú cá heo người bạn thân thiện với biển khơi, được gặp một loài cá có thể coi như “ngược đời” với loài cá biển “loài cá biết bay” cá ở dưới nước sao lại biết bay- thật kỳ lạ phải không các bạn? Thế mà có đấy, bạn ghé vào trang 14 của cuốn sách bạn sẽ gặp “ Vù vù… loài cá biết bay” Rồi các bạn được gặp cả “Loài chim giỡn sóng”, sau vài ngày lênh đênh trên biển, bạn sẽ nhận thấy “ Đảo kia rồi” và khi đặt chân lên đảo bạn sẽ biết được điều gỡ sau khi đặt chân lên đảo- đó là hiện tượng “say đất" Bạn đã bao giờ say đất chưa?cảm giác của say đất sẽ như thế nào? ở trang 19, với câu chuyện “say đất” chỉ có 13 dòng chia làm 3 phần sẽ lí giải cho bạn biết cảm giác say đất là như thế nào.
Các em ạ! Như các em được biết nước ta một năm có 4 mùa, nhưng ở Trường Sa một năm chỉ có 2 mùa, Mùa biển lặng và mùa biển động. Mùa biển lặng là mùa có nhiều thứ đáng nhớ đối với mỗi người ở đảo. Mùa mà con người và thiên nhiên Trường sa có thể sống hài hòa, thiên nhiên ưu ái, lòng người thư thái, cảnh vật chan hòa: Với “ Sóng và cát-cây phong ba- cây bão táp" “ Những chú ỉn- Những bạn gâu- Chim bồ câu trên đảo” Rồi đến những “ Bữa ăn trên đảo- nước ngọt ở đảo- giếng thần- Đảo nổi- đảo chìm…” nhưng tất cả những cảnh vật, con người, cỏ cây hoa lá, động thực vật ở đây đều có những nét đặc biệt, khác với cảnh vật, con người nơi khác- cũng có bàng, có cá, có chim. Nhưng quả bàng ở đây có hình gì? Sóng và cát ở đây ra sao? Đặc biệt là “ Bữa ăn trên đảo?”. Có lẽ các bạn đều tò mò muốn biết các chú bộ đội ở trường sa ăn uống như thế nào? Có khác gì so với bữa ăn trong đất liền? và các “chú ỉn” ở đây dưới ngòi bút của nhà thơ Trần Đăng khoa được mang biệt danh “ Oantemala”. Sao các chú ỉn lại có cái tên như vậy, có lạ không các bạn, lạ sao ta không tìm hiểu và khám phá- rất ngắn gọn chỉ có 20 trang sách trong phần 2 từ trang 20 đến trang 40, nếu bạn đọc mọi thắc mắc của bạn đều có lời giải đáp.
Mùa biển lặng là vậy còn mùa biển động thì sao? Với bầu trời xám xịt, sũng nước, với sự hung dữ của con sóng bạc đầu và những trận gió như sát muối, Với sự khắc nghiệt của thiên nhiên- những con người ở đây đã ứng sử như thế nào?
Còn nhiều điều thú vị nữa sẽ có ở phần 4 của cuốn sách- Mặt biển và bầu trời Trường Sa luôn chứa đựng những điều kỳ thú . Những hiện tượng “kỳ thú” đó rất nhiều nơi trong đất liền cũng xảy ra, nhưng có lẽ ở Trường sa chúng diễn ra dễ dàng hơn, mật độ dày đắc hơn, chính điều đó đã tạo lên sự đặc sắc cho vùng biển đảo nơi tuyến đầu Tổ Quốc - nếu đến đây, bạn sẽ thấy " Những sắc màu của biển, Vòi rồng- quái vật bí ẩn, cầu vồng trường sa, những đám mây ngũ sắc và một giờ có đủ nắng, mưa, giông bão"… Nhiều điều lý thú như vậy tại sao ta không đến thăm Trường Sa nhỉ?
- Các em! Đã bao giờ xem chương trình thám hiểm đại dương chưa? Nhắc đến Trường Sa là nhắc đến biển, mà biển thì vô vàn điều kỳ thú- dưới đáy biển Trường Sa của nước ta cũng có những điều kỳthú tương tự như thế đấy. Hôm nay cô mời các em cùng thám hiểm xem điều kỳ thú dưới đáy biển trường sa của chúng ta là gì?
Một thế giới muôn mầu về sinh vật biển, những loài cá đẹp rực rỡ và lạ mắt, mỗi loài cá đều có một cái tên, các bạn có thể gặp từng đàn cá có đủ màu sắc dày đặc hàng vài trăm con bơi lững lờ tạo lên một tấm thảm hoa di động, có thể gặp những vỉa san hô nứt nẻ chạy từ chân mỗi đảo xuống sâu dần đáy biển, bạn có thể gặp “Tôm cụ- ông tổ của các loài tôm, những nàng ốc trinh nữ và cả Bà chúa ốc nón nữa đấy”… Chuyến thám hiểm đáy biển Trường sa rất nhanh thôi bạn ạ, chỉ có 16 trang sách từ trang 63 đến trang 79, sao các bạn không ghé thăm nhỉ? để tự mình khám phá tự nhiên.
- Các em ạ! Nói đến trường Sa, không thể không nói đến các chú bộ đội, những công dân nhỏ tuổi, những người con của biển - Đang làm nhiệm vụ canh giữ đảo, để giữ mãi được vùng biển kỳ thú trường Sa, giữ từng cột mốc chủ quyền, bao nhiêu năm qua chúng ta đã tốn bao công sức- với sự dũng cảm, tinh thần chịu đựng khó khăn, thậm chí phải đổi bằng tính mạng để giữ gìn từng hòn đảo nhỏ, có thể nói mỗi hạt cát, viên sỏi trên quần đảo đều thấm đẫm mồ hôi và máu thịt của các thế hệ người Việt Nam ta và một điều người dân Việt Nam không thể nào quên là đa số những người hy sinh trờn biển, thân thể các anh đã hòa và lòng đại dương, tan vào những ngọn sóng ngày đêm vỗ về đất mẹ thiêng liêng.
Và chúng ta những người học sinh, lúc này còn nhỏ chưa có điều kiện để đến được với trường sa- nhưng để kết nối với các chú bội đội, các bạn nhở ở Trường Sa, các bạn có thể viết thư thăm hỏi động viên các chú, các bạn ngoài đảo xa, làm việc, học tập thật tốt, chắc tay súng bảo vệ Tổ Quốc, để trường Sa mãi mãi là của Việt Nam- Các bạn có thể viết thư và đề ngoài bì thư “ Kính gửi các chú bộ đội Trường Sa- Tỉnh Khánh Hòa” Các chú bộ đội Trường Sa sẽ rất vui nếu nhận được thư của các bạn đấy.
Các em ạ! Mỗi chuyến đi trường sa, thường thì một con tàu phải mất từ bảy đến mười ngày mới đủ thời gian ghé thăm các đảo trong quần đảo, còn chúng ta đang bận học- Chuyến “ Du lịch đặc biệt” qua từng trang viết , chỉ gần 100 trang sách thôi và một số hình ảnh minh họa - sẽ đưa chúng ta đi thăm quan Trường Sa bằng một " Tour" du lịch đơn giản , sao chúng ta không lên tàu đi nhỉ? Nào chúng ta hãy đến với cuốn sách “ Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa” - một phần máu thịt không thể tách rời của Đất mẹ Việt Nam nhé!
Cùng chủ đề với cuốn sách chúng tôi vừa giới thiệu trong thư viện còn có một số cuốn sách khác cùng viết về biển và đảo của Việt Nam - hôm nay chúng tôi cũng xin giới thiệu để các bạn được biết.
1. Trong giông gió Trường Sa. Nhiều tác giả
2. Tổ Quốc nơi đầu sóng. Tác giả Đoàn Bắc
3. Cùng em tìm hiểu Hoàng Sa- Trường Sa- Sách đều do NXB Kim Đồng phát hành
Các em thân mến! Với cách viết nhẹ nhàng, giọng văn tả cảnh tinh tế đầy ắp quan sát, liên tưởng thú vị gần gũi với tư duy của chúng mình, cả những nụ cười hóm hỉnh dễ chịu. Chú Nguyễn Xuân Thủy đã dẫn chúng mình đến với quần đảo Trường Sa, miền biển đảo thân yêu của đất mẹ Việt Nam - qua những bức ảnh sinh động và chân thật về thiên nhiên, cuộc sống của đồng bào và chiến sỹ trên đảo. Qua cuốn sách mà chúng tôi vừa giới thiệu rất mong rằng cuốn sách sẽ mang lại nhiều kiến thức về lịch sử địa lý, mà các bạn đang cần lời giải đáp - Mong rằng những cuốn sách này sẽ đến tận tay các bạn, để các bạn có thêm kiến thức trong hành trang của mình - Các bạn thêm yêu quý quê hương tổ quốc việt Nam.
Phần giới thiệu sách của tôi đến đây tạm dừng, xin cảm ơn các thầy cô giáo và các em đã lắng nghe. Xin trân trọng cảm ơn !
Người Viết
Lê Thị Hồng Nhung